Khóa học SEO tại các trung tâm đào tạo SEO uy tín

So sánh, đánh giá thông tin danh sách các khóa học SEO từ cơ bản tới nâng cao (online và offline) tại các trung tâm đào tạo SEO tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng….

Crowdfunding: Kiến thức, thông tin, cơ hội đầu tư hiệu quả

Nội dung

Crowdfunding ngày càng trở thành một thuật ngữ quen thuộc, đặc biệt trong môi trường ngày càng có nhiều các dự án startup.

Vậy crowdfunding là gì? Nó hoạt động như thế nào? Và làm thế nào để dự án của bạn kêu gọi được crowdfunding.

Bài viết này hy vọng sẽ cung cấp cho mọi người những kiến thức tổng quan nhất về crowdfunding.

I. Crowdfunding là gì?

Crowdfunding /ˈkraʊdfʌndɪŋ/ là thuật ngữ mô tả hình thức kêu gọi vốn từ cộng đồng hay còn gọi là tài trợ đám đông để thực hiện dự án hay ý tưởng của mình. (1)

Cụ thể hơn, khi bạn khởi nghiệp một dự án hoặc có ý tưởng nhưng không có đủ vốn cần thiết để thực hiện dự án đó.

Bạn có thể kêu gọi một số lượng lớn người (hiện nay thông thường qua internet), mỗi người đóng góp một khoản tiền nhỏ.

Hình thức này sẽ dễ hơn là kêu gọi một khoản vốn lớn từ các nhà đầu tư hoặc vay vốn ngân hàng.

II. Lịch sử hình thành

√ Crowdfunding có lịch sử hình thành lâu đời. Bắt đầu của dự án crowdfunding từ việc gây quỹ cung cấp các khoản vay cho các gia đình có nguồn thu nhập thấp ở các vùng nông thôn Ireland.

Những hộ gia đình này không có kinh nghiệm về tín dụng cũng như thế chấp tài sản, nhưng vẫn được cho là đáng tin cậy.

Đến năm 1800 đã có hơn 300 chương trình khắp cả nước tài trợ cho dự án này, thời điểm cao nhất có 20% hộ gia đình sử dụng vốn từ nguồn này.

√ Sau đó đã có một loạt các dự án kêu gọi vốn bằng hình thức crowdfunding khác như tượng Nữ Thần Tự Do năm 1885, ngân hàng Grameen vào năm 1976, ban nhạc Rock Anh Marillion vào năm 1997,….

√ Việc sử dụng thuật ngữ crowdfunding lần đầu tiên được ghi lại đến từ Michael Sullivan trong fundavlog vào tháng 8 năm 2006.

√ Năm 2007 và 2009 đánh dấu sự ra đời của trang web cho vay peer-to-peer và web kickstarter kêu gọi vốn từ cộng đồng cho các dự án sáng tạo vào cuộc sống.

√ Năm 2012, Hoa Kỳ ban hành luật chính thức cho loại hình này.

√ Trong năm 2013 đã có 500 nền tảng crowdfunding thương mại và 9000 tên miền đăng ký liên quan đến crowdfunding. Đến cuối năm 2014 đã có hơn 5.000 giao dịch.

==> Cho đến thời điểm hiện tại, cùng với sự phát triển internet, việc kêu gọi crowdfunding trở nên phổ biến.

Thông qua internet, bạn dễ dàng đưa các ý tưởng của mình đến cộng đồng để kêu gọi tài trợ. Hoặc ngược lại, các công cụ thanh toán trực tuyến có thể giúp bạn đóng góp cho một dự án crowdfunding bất kỳ mà bạn muốn.

Tất cả sẽ được thực hiện trên internet, đây là một bước tiến lớn trong lịch sử hình thành và phát triển của crowdfunding.

III. Lợi ích

Crowdfuding có khá nhiều lợi ích dưới đây là 10 lợi ích bạn có thể tham khảo và áp dụng phù hợp với doanh nghiệp mình.

  1.  Nguồn tài chính
    Crowdfunding cho phép các doanh nhân huy động vốn từ cộng đồng để thực hiện các dự án hay ý tưởng của mình thay vì huy động vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm hay tích lũy nợ từ ngân hàng.
  2. Giảm thiểu rủi ro
    Đối với các dự án startup sẽ có rất nhiều rủi ro và đầy thách thức. Bên cạnh việc tìm kiếm nguồn tài chính đầy đủ, luôn có những khoản chi phí không thể dự báo. Khởi động một dự án bằng chiến dịch crowdfunding giúp ngăn ngừa các rủi ro này cũng như mang lại một trải nghiệm học tập có giá trị.
  3. PR miễn phí
    Điều tuyệt vời nhất về crowdfunding đó là các nhà tài trợ trở thành những nhà tiếp thị miễn phí cho dự án của bạn vì họ tin tưởng vào dự án đó và thực sự mong muốn bạn sẽ thành công.
  4. Nghiên cứu thị trường
    Cộng đồng crowdfunding sẽ giúp bạn đánh giá nhu cầu cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn trên thị trường. Một ý tưởng tốt nhưng không được sự đón nhận thì đó là dấu hiệu cho thấy thị trường không có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ đó và ngược lại.
  5. Cơ hội để chứng minh dự án của bạn là khả thi
    Để một dự án startup được đón nhận ở giai đoạn đầu là rất khó. Tuy nhiên, crowdfunding làm cho điều này có thể. Đối với kêu gọi vốn truyền thống, cần chứng minh cho các nhà đầu tư về tính khả thi của dự án. Nếu bạn đã có chiến dịch crowdfunding thành công sẽ tạo sự đáng tin cậy cho dự án của bạn.
  6. Phản hồi và góp ý
    Bằng chiến dịch crowdfunding, bạn nhận được nhận xét, phản hồi và nhận được các ý tưởng hay để cải tiến sản  phẩm hoặc dịch vụ mà bạn chưa từng nghĩ tới.
  7. Mang lại khách hàng tiềm năng và trung thành
    Crowdfunding không chỉ để doanh nhân giới thiệu về doanh nghiệp, sản phẩm, mà còn để chia sẻ thông điệp và mục đích đằng sau nó. Những người tài trợ cho bạn, tức là họ chấp nhận dự án của bạn. Những người này rất quan trọng trong việc truyền bá mà không đòi hỏi gì. Những người như vậy thường quan tâm đến thương hiệu và thông điệp của dự án, có thể sẽ là khách hàng trung thành suốt đời – và điều này là vô giá.
  8. Cung cấp cơ hội bán hàng trước
    Khởi động một chiến dịch crowdfunding có thể giúp cho doanh nghiệp bán trước sản phẩm hoặc dịch vụ khi chưa đưa nó ra thị trường. Đây là cách để lấy review hoặc đánh giá phản ứng của người dùng và phân tích thị trường để đưa ra các chiến lược hợp lý.
  9. Nắm giữ quyền sở hữu công ty
    Crowdfunding cho phép bạn nắm giữ quyền sở hữu công ty mà không cần cho đi đáng kể cổ phần của liên doanh hoặc dự án. Nguồn vốn này đơn giản chỉ đổi lấy các sản phẩm hữu hình, một lượng cổ phần nhỏ hoặc các món quà tương đối khác.
  10. Miễn phí
    Điều đặc biệt nhất đó là gần như chi phí không có gì hoặc rất ít. Bạn có nền tảng khởi đầu về nguồn kinh phí và các tài trợ khác để biến giấc mơ và các ý tưởng của bạn thành hiện thực.

==> Cho dù dự án của bạn thành công hay thất bại, crowdfunding cũng sẽ cho bạn một trải nghiệm, kiến thức đáng giá mà không quá tốn kém như các hình thức kêu gọi vốn truyền thống.

IV. Rủi ro

Về mặt rủi ro của crowdfunding bao gồm cả nhà đầu tư lẫn người chủ dự án đó.

Nhà đầu tư

1. Nguy cơ gian lận
√  Thông thường các nhà đầu tư cần thẩm định dự án một cách chi tiết và chặt chẽ trước khi quyết định đầu tư. Nhưng đa phần các nhà đầu tư lại không làm vậy. Một phần do những nhà đầu tư là người bình thường, không phải các chuyên gia về lĩnh vực đó và có thể không nắm rõ quy trình để đầu tư vào dự án.
√  Các khoản đầu tư thường nhỏ, do đó nhiều nhà đầu tư không để tâm vào nghiên cứu chuyên sâu.
√  Các dự án khởi nghiệp thông thường bởi các công ty, tổ chức nhỏ hoặc các cá nhân, vì vậy có thể không có sẵn các kế hoạch kinh doanh và tài khoản được kiểm toán để nhà đầu tư nghiên cứu.

2. Ý tưởng tốt nhưng chủ dự án thiếu kiến thức, chuyên môn.
Rất nhiều chủ dự án kêu gọi crowdfunding với những ý tưởng, sáng tạo rất tuyệt vời. Nhưng họ không có chuyên môn về kinh doanh, không có kiến thức về quản lý  cũng như giải quyết các vấn đề pháp lý cho doanh nghiệp. Và họ cũng không có chuyên gia để hỗ trợ hay hướng dẫn. Và điều này có thể dẫn đến thảm họa.

3. Theo báo cáo của một nghiên cứu thì 3 trong 4 dự án startup thất bại, tương đương với 75% các dự án khởi nghiệp. Đây là rủi ro rất cao nếu các nhà đầu tư không nghiên cứu kỹ trước khi chi tiền.

4. Có rất ít cơ chế để theo dõi. Thật khó để các nhà tài trợ theo dõi được tiền của  họ đang được sử dụng đúng cách hay không. Và họ cũng không nhận được những phần thưởng như được hứa hẹn nếu dự án thất bại.

5. Đối với các nguồn tài trợ từ quốc tế, nếu phần thưởng là nguồn thu nhập hay tài sản vật chất, thì theo luật thuế quốc tế vẫn sẽ bị đánh thuế.

==> Tất cả những lý do trên có thể khiến cho các nhà tài trợ gặp rủi ro, thậm chí bị lừa đảo, đổ tiền vào các dự án không có thật hoặc không mang tính khả thi.

Chủ dự án

Thông thường, crowdfunding áp dụng cho các dự án startup nên chưa được cấp bằng sáng chế hay bảo hộ thương hiệu. Khi bạn công khai một dự án và kêu gọi crowdfunding, thì ý tưởng hay sáng tạo của bạn rất dễ bị sao chép.

==> Dù bạn là nhà tài trợ hay chủ dự cũng nên xem xét và nghiên cứu kỹ trước khi tài trợ hay kêu gọi crowdfunding để hạn chế được các rủi ro nêu trên.

V. Hình thức

Có khá nhiều hình thức kêu gọi crowdfunding dưới đây là 4 hình thức kêu gọi thông thường được sử dụng.

1. Nhận quà trị ân (Rewards Crowdfunding)

Đây là loại hình khá phổ biến và được áp dụng nhiều. Vì nó tận dụng các nguồn tài nguyên có sẵn, thường là sản phẩm hoặc dịch vụ mà chủ dự án đang thực hiện.

Đối với hình thức này, chủ dự án sẽ kêu gọi vốn để thực hiện ý tưởng. Số tiền được tài trợ có thể chia theo các gói, tương ứng với các phần quà có giá trị tương ứng. Người tài trợ nhận được phần quà này nếu dự án thành công.

2. Đóng góp cổ phần (Equity Crowdfunding)

Khi các nhà đầu tư tài trợ tiền, họ không nhận được phần quà, mà thay vào đó, họ lấy một phần vốn nhỏ trong công ty. Hình thức này giống như việc mua cổ phiếu của một công ty có tiềm năng để đổi lấy cổ phần trong công ty đó. Nhà đầu tư sẽ nhận được lợi nhuận tương ứng với cổ phần khi công ty khi sinh lãi.

3. Cho vay (Lending Crowdfunding) 

Không giống như các hình thức khác của crowdfunding, các nhà đầu tư không nhận được phần quà hay cổ phần trong công ty, thay vào đó họ cho vay sau đó thu hồi lại khoản tiền gốc kèm theo lãi suất.

Hình thức này cũng giống như vay vốn ngân hàng vậy, nhưng khác là bạn vay số tiền nhỏ và từ nhiều người. Thường áp dụng cho những công ty muốn vay vốn nhưng tài sản thế chấp không đủ để ngân hàng tin tưởng cho vay vốn.

4. Tài trợ (Donation Crowdfunding)

Nhà đầu tư khi tài trợ thường không yêu cầu nhận lại quà tri ân, cổ phần hay lợi nhuận.

Hình thức crowdfunding này thường được tạo ra từ các tổ chức từ thiện, xã hội, tổ chức phi chính phủ… nhằm quyên góp vận động các vùng thiên tai, khó khăn hoặc các trung tâm từ thiện, bảo trợ…

VI. Làm thế nào để crowdfunding?

Để thực hiện crowdfunding, chúng ta cần có sự chuẩn bị, thông thường theo các bước như sau:

1. Lên kế hoạch bao gồm chọn dự án, phần thưởng crowdfunding, vốn chủ sở hữu.

Một chiến dịch crowdfunding cần phải có kế hoạch cụ thể, với một kết quả rõ ràng để có thể kêu gọi được tài trợ.

2. Viết ngân sách và thiết lập các mục tiêu tài chính cụ thể.

Lên một bản ngân sách chi tiết, rõ ràng về số tiền bạn cần để có thể yêu cầu mọi người tại trợ. Ngân sách này bao gồm cả tiền hoa hồng phải trả cho các trang web crowdfunding mà bạn đăng dự án lên, ngân sách cho các phần thưởng cần trả các nhà đầu tư.

3. Lựa chọn hình thức crowdfunding.

Tùy vào dự án và chiến lược phát triển dự án của bạn mà bạn lựa chọn hình thức crowdfunding phù hợp ở mục 5.

4. Gửi dự án lên các trang crowdfunding uy tín nhất và quảng bá chúng.

Sau khi đưa chiến dịch lên các trang để kêu gọi crowdfunding. Chúng ta cần có một chiến dịch trực tuyến phối hợp với đồng đội, cố gắng để những người ủng hộ trung thành của bạn đóng góp ngay khi đưa dự án lên, để thể hiện nhu cầu và thực hiện quyên góp (sitting).

Tiếp theo, mời cộng đồng của bạn qua mail, phương tiện truyền thông xã hội để thực hiện tài trợ với cam kết bằng phần quà, tiền mặt, … Khuyến khích mọi người chia sẻ chiến dịch của bạn khi họ thực hiện đóng góp.

5. Chọn mức đóng góp và quà tặng mong muốn

Sẽ có nhiều nhà đầu tư vối các mức đóng góp và các yêu cầu khác nhau. Bạn cần lựa chọn crowdfunding nào phù hợp với dự án của mình.

6. Nhận vốn sau khi kết thúc huy động

Sau khi kết thúc huy động bạn sẽ phải trả hoa hồng cho các web crowdfunding. Sau đó nhận số tiền đã huy động về để thực hiện dự án.

7. Thực hiện dự án và chia sẻ, cập nhật liên tục tin tức dự án.

Những người tài trợ cần có quyền cập nhật thường xuyên về tiến độ của chiến dịch và các kết quả đã đạt được. Cần cảm ơn nhà tài trợ khi họ đóng góp, và hãy cho họ biết khoản tiền của họ đang và sẽ tạo ra những gì.

VII. Crowdfunding của SEOBeginner

SEOBeginner là một startup công nghệ, crowdfunding là chìa khóa để chúng tôi phát triển nhanh hơn, hoàn thiện đầy đủ tính năng.

1. Hình thức nhận quà tri ân

Dưới đây là bảng giá dự tính khi hoàn thiện các chức năng bạn có thể ủng hộ chúng tôi bằng hình thức crowdfunding nhận quà tri ân là tài khoản trọn đời.

Bảng giá dự tính chi phí các gói

Bảng giá dự tính chi phí các gói

Khi bạn ủng hộ Tài khoản Standard hoặc Tài khoản Agency bạn sẽ nhận được miễn phí gói tư vấn SEO tính phí trị giá 50.000.000vnđ từ founder SEOBeginner ông Trần Ngọc Thùy.

Bên cạnh đó bạn có thể donate ủng hộ tùy tâm.

Thông tin tài khoản

TK: 0011004106320
CTK: Trần Ngọc Thùy
Ngân Hàng: Vietcombank
Chi nhánh: Hà Nội
Nội dung chuyển khoản: Ten + CRSEO + So dien thoai + Email (Ví dụ: Thu Huong + CRSEO + 0912345678 + [email protected]).
Hotline: 086 587 1507 (Thu Hương)

2. Hình thức đóng góp cổ phần
Xin vui lòng liên hệ theo hotline 086 587 1507 (Thu Hương).

Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!

3/5 - (2 bình chọn)

Thu Hương

Thu Hương là một trong những chuyên gia content marketing, tư vấn plan và triển khai content cho doanh nghiệp. Đặc biệt những bài viết không chỉ hỗ trợ marketing còn hỗ trợ tối ưu hóa SEO hàng nghìn từ khóa lên top chỉ với 1 bài viết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top