Liên kết nội bộ Internal Link – Tầm quan trọng của Internal Link

Nội dung

1. Liên kết nội bộ – Internal Link là gì?

Liên kết nội bộ (Internal Link) là các liên kết được trỏ từ trang này đến một trang khác trên cùng tên miền (domain).

Internal link có thể đặt trên các thanh menu, footer, sidebar… hoặc đặt trong bài viết dưới dạng link trần hoặc các anchor text.

Internal Link đặt ở thanh menu đầu trang (header)

Internal Link đặt ở footer

 

Internal link trong Breadcrumb

Internal link đặt trong bài viết (Ví dụ Anchor Text)

2. Tầm quan trọng

  • Đối với các công cụ tìm kiếm:
    Liên kết nội bộ giúp chúng ta tự đánh giá và giới thiệu cho các công cụ tìm kiếm hiểu nội dung trang web. Nếu chính chúng ta không thể tự đánh giá được trang web của mình đâu là nội dung quan trọng nhất thì thật khó để các công cụ tìm kiếm đánh giá được.
    Mỗi 1 page trên web đều tập trung trỏ về 1 số landing page SEO nhất định ám chỉ cho Google hiểu rằng đó là các landing page quan trọng cần SEO lên top.
  • Đối với người dùng: Đưa ra Internal Link dẫn về những trang có nội dung giải nghĩa, hoặc để chia sẻ những thông tin hữu ích cho người dùng. Điều này sẽ làm tăng trải nghiệm người dùng trên website.
  • Đối với website:
    Tăng page view, time on site, và làm giảm tỉ lệ bounce rate (tỉ lệ thoát).
    Nhiều đường dẫn trỏ về các trang trưng bày sản phẩm hoặc các landing page cần SEO sẽ giúp tăng lượng truy cập. Traffic cao là một yếu tố quan trọng để chúng ta tăng tỷ lệ chuyển đổi hoặc để SEO một landing page nào đó.
    Internal link giúp tạo nên cấu trúc của một website. Hãy xem website của chúng ta như một ngôi nhà, nếu cấu trúc của ngôi nhà tốt, bền vững thì ngôi nhà cũng mới vững chắc được. Internal link tạo sự liên kết chặt chẽ qua lại giữa các trang trên website.
    Các internal link đặt trong các anchor text chứa từ khóa giúp định hình được từ khóa cần SEO cho landing page.
    Internal link đăt từ các trang lớn chia sẻ pagerank cho các trang con khác.

3. Xây dựng hệ thống internal link chất lượng.

  • Đặt internal link ở thanh menu trên đầu website: Trang chủ là nơi có lượng truy cập nhiều nhất. Vì vậy thanh menu đặt ở đầu trang là nơi người dùng chú ý, bạn hãy đặt internal link trỏ về các mục chính cần SEO của trang web. Google sẽ đánh giá cao các internal link ở đầu trang hơn là ở các chân trang.
  • Đặt Internal link ở footer (chân trang), sidebar và tận dụng breadcrumb (thanh điều hướng): Mặc dù không được Google đánh giá cao như ở đầu trang, nhưng bạn vẫn nên tận dụng những vị trí này để đặt internal link, nó sẽ giúp người dùng dễ dàng tìm được các thông tin hữu ích, quan trọng và click vào đó.
  • Xây dựng nội dung chất lượng: Thật khó để trỏ liên kết nếu nội dung trên trang của bạn không đa dạng và kém chất lượng. Với nội dung lớn bạn có thể dễ dàng liên kết chúng với nhau.
  • Anchor text: Như đã nói ở trên “Các internal link đặt trong các anchor text chứa từ khóa giúp định hình được từ khóa cần SEO”. Bạn cần đa dạng hóa anchor text và nội dung của anchor text nên chứa từ khóa liên quan đến trang được trỏ link về.
  • Nội dung liên quan: Đảm bảo trang được trỏ đến phải có nội dung liên quan, bạn không thể liên kết một trang có nội dung về SEO về một trang không có nội dung gì liên quan đến SEO cả.
  • Internal link nên để dofollow: Để internal link nofollow sẽ làm phá vỡ link scheme, và Google sẽ không thích điều này. Khi liên kết đến một trang khác trên cùng domain, nên để bot quét qua một cách tự do để thu thập hết các dữ liệu. Do đó chúng ta nên dofollow cho toàn bộ internal link.
  • Trỏ internal link về landing page SEO: Ngoài việc đi link nội bộ qua lại giữa các trang con, chúng ta nên xác định đâu là landing page cần SEO để xây dựng hệ thống internal link hợp lý trỏ về, và chúng sẽ là một yếu tố rất tốt để Google xếp hạng các landing page này.

4. Lưu ý

Trong một vài trường hợp SEO nhận nhầm link chúng ta có thể dùng anchor text kết hợp internal link để điều hướng người dùng (traffic) và bot Google cũng như các Search Engine khác.

Trên mỗi trang cho bao nhiêu Link (bao gồm Internal Link và External Link)? 

  • Nếu link nofollow trên 1 trang (url) thì không cần để ý vì link nofollow không hướng bot và không truyền pagerank.
  • Nếu link là dofollow thì ngược lại và đây là lưu ý chính: Năm 2009 Matt Cutts đến từ Google có đưa ra 1 bài viết, mỗi trang nên có dưới 100 link (1).

Matt Cutts cũng khuyên khi bạn tạo ra nhiều link trên một trang hay đặt địa vị của mình vào người dùng tự hỏi mục đích của link đó là gì? Liệu nó có đem lại trải nghiệm cho người dùng?

Cảm ơn các bạn đã đọc, chúc các bạn thành công. Thắc mắc hay góp ý xin vui lòng comment phía dưới.

4.7/5 - (3 bình chọn)
Thu Hương: Thu Hương là một trong những chuyên gia content marketing, tư vấn plan và triển khai content cho doanh nghiệp. Đặc biệt những bài viết không chỉ hỗ trợ marketing còn hỗ trợ tối ưu hóa SEO hàng nghìn từ khóa lên top chỉ với 1 bài viết.