Khóa học SEO tại các trung tâm đào tạo SEO uy tín

So sánh, đánh giá thông tin danh sách các khóa học SEO từ cơ bản tới nâng cao (online và offline) tại các trung tâm đào tạo SEO tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng….

Thẻ Heading (H1-H6): Tác dụng, cách đặt, những lưu ý và cách kiểm tra

Nội dung

Thẻ Heading (H1-H6) hay còn gọi là thẻ đầu đề là một yếu tố quan trọng đối với mỗi nội dung trên website cũng như landing page SEO.

Việc sử dụng hợp lý các thẻ này cũng khá đơn giản, tuy nhiên không có cách đặt thẻ chính xác nào cụ thể trong mọi trường hợp. Bài viết này mình sẽ chia sẻ tới các bạn những kiến thức tổng quan về thẻ heading.

1. Thẻ Heading là gì?

Thẻ heading là một cách tổ chức và ưu tiên hóa nội dung trong một tài liệu HTML. Có 6 thẻ headings là H1, H2, H3, H4, H5, H6 (heading 1, heading 2,…).

Trong 6 thẻ này, H1 là thẻ quan trọng nhất, theo sau là H2, H3,…Theo mặc định một bài viết sử dụng thẻ H1 là tiêu đề cho bài viết, tiêu đề danh mục…

Các thẻ còn lại sẽ được phân bố sao cho hợp lý trong phần nội dung.

Thẻ heading trong bài viết

2. Công dụng của thẻ heading

  • Đối với người dùng

    Giúp cho người dùng xác định được những ý chính quan trọng, tiếp thu thông tin trên trang của bạn tốt hơn. Làm cho bài viết của bạn dễ đọc hơn.

  • Đối với các công cụ tìm kiếm

    Google sử dụng thẻ H để hiểu cấu trúc của văn bản trên một trang tốt hơn. Là tín hiệu ưu tiên để Google xác định và index cấu trúc nội dung của website.

Thẻ heading có phải là yếu tố xếp hạng website 

  • Các thẻ Heading có một số ảnh hưởng đến việc tối ưu hóa SEO nếu sử dụng hợp lý. Tuy nhiên các thẻ này không ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của website đối với các công cụ tìm kiếm.
  • Hiện tại chưa có bất kỳ bằng chứng xác thực nào nói rằng bạn cần thiết phải sử dụng các thẻ (H1, H2, H3, H4, H5, H6) hoặc để cải thiện thứ hạng trong Google.
  • Về thực chất, các trang vẫn hoạt động tốt trong Google mà không có các thẻ heading.
  • John Mueller tới từ Google có đưa ra: Cách mà bạn bố trí hay thay đổi các thẻ heading cũng không thay đổi vị trí xếp hạng trên kết quả tìm kiếm Google (1).

3. Cách đặt thẻ heading

Bạn có thể sử dụng bất kỳ số lượng thẻ heading nào trên bất kỳ trang nào. Và cũng có nhiều cách để đặt thẻ heading. Sau đây là cách mình thường sử dụng.

  • Thẻ H1: Mình thường sử dụng 1 thẻ H1 và là tiêu đề bài viết, tiêu đề danh mục, thẻ tag. Thẻ H1 nên viết bằng các từ khóa chính hoặc các cụm từ khóa được kết hợp và không nên dài quá.
  • Thẻ H2: Có nhiều thẻ H2, thường được sử dụng để biểu thị các phần chính, tên mục lục nội dung của trang.
  • Thẻ H3: thông thường là các mục trong bài viết và nằm trong thẻ H2, có chứa các từ khóa dài hoặc tên các widget, có liên quan đến các nguồn hữu ích khác.
  • Thẻ H2 đến H6 chúng ta có thể đặt hoặc không tùy ý. Tuy nhiên tôi thường chỉ sử dụng H1 đến H2 và H3.

Thứ tự quan trọng của các thẻ heading

Đừng cố đặt các thẻ tiêu đề, hãy chắc chắn làm cho chúng có liên quan đến nội dung trên trang đó.

Nói tóm lại – Các thẻ heading trên trang giúp mọi thứ đơn giản, dễ hiểu hơn cho người dùng và các công cụ tìm kiếm. Bạn có thể sử dụng bao nhiêu tùy thích.

Tuy nhiên, cần tránh nhồi nhét từ khóa. Tập trung vào việc làm cho bài viết trên trang trở nên phong phú và hấp dẫn, hướng đễn người dùng, giúp họ có nhiều trải nghiệm tốt nhất.

4. Những chú ý khi sử dụng thẻ heading

  • Nên sử dụng css để đặt kích thước độ lớn font chữ cho mỗi thẻ.
  • Mỗi trang chỉ nên sử dụng 1 thẻ H1 (H1 thường là thể có font chữ lớn nhất).
  • Các thẻ heading nên chứa từ khóa SEO.
  • Không nhồi nhét từ khóa trong thẻ heading.
  • Không nên viết các thẻ heading trùng lặp trên website.
  • Không nên sử dụng các kiểu chữ hay font chữ nghệ thuật để làm nổi bật thẻ heading. …

5. Cách kiểm tra thẻ heading của một website

Dưới đây là một số cách kiểm tra thẻ heading trong website:

Bạn có thể view soure của trang để tìm thẻ heading. Ví dụ để kiểm tra xem dòng Anchor Text là gì? trong đoạn văn bản dưới đây:

Thẻ h2 mục lục

Bạn view source, sau đó Ctrl + F, ” 1. Anchor Text là gì?”  sau đó tìm đến đoạn code như hình dưới:

Theo hình trên thì đoạn chúng ta tìm là thẻ H2

Theo hình trên thì đoạn chúng ta tìm là thẻ H2.

  • Trường hợp bạn không biết code có thể cài các công cụ như Web Developer hoặc SEO Quake sẽ đơn giản hơn. Mình ví dụ với SEO Quake ( ở đây mình chỉ hướng dẫn cách sử dụng, không hướng dẫn cài đặt, mặc định trong máy các bạn đã có phần mềm này rồi)
  • Trên một bài viết bất kì, các bạn kích vào biểu tượng SEO Quake và đi theo hướng dẫn sau:  SEO Quake –>  DIAGNOSIS –> Headings –> View others
  • √ Sau khi thực hiện các bước trên sẽ xuất hiện như hình ảnh dưới đây:

Cách xác định thẻ heading bằng SEO Quake

√ Như vậy chúng ta có thể xem trong bài viết đó đã sử dụng những thẻ gì, ở vị trí nào. Thắc mắc xin vui lòng comment phía dưới. Cảm ơn chúc các bạn thành công!

5/5 - (3 bình chọn)

Thu Hương

Thu Hương là một trong những chuyên gia content marketing, tư vấn plan và triển khai content cho doanh nghiệp. Đặc biệt những bài viết không chỉ hỗ trợ marketing còn hỗ trợ tối ưu hóa SEO hàng nghìn từ khóa lên top chỉ với 1 bài viết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top